4 điều bạn nên biết khi tạo bài giảng tương tác

Hầu hết trong cuộc sống hiện nay, chúng ta đều sử dụng bài giảng: giáo viên giảng bài cho học sinh, sếp huấn luyện nhân viên, cha mẹ dạy con,… Và trùng hợp thay, chúng ta đôi khi cũng sử dụng phương pháp bài giảng tương tác để thực hiện việc truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, đó chỉ là những hành động trong vô thức mà chúng ta không ý thức hay áp dụng chúng một cách bài bảng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học bằng bài giảng tương tác bạn nhé!

1. Bài giảng tương tác là gì?

Bài giảng tương tác là một phương pháp giảng dạy nhưng đồng thời cũng là một phương tiện truyền đạt kiến thức hiệu quả nhất. Bài giảng tương tác là một cách dễ dàng để người hướng dẫn thu hút trí tuệ và thu hút người học tham gia tích cực trong một lớp học dựa trên bài giảng ở bất kỳ quy mô nào. Bài giảng tương tác là các lớp học trong đó người hướng dẫn dừng bài giảng ít nhất một lần mỗi lớp để cho sinh viên tham gia vào một hoạt động cho phép họ làm việc trực tiếp với tài liệu.

phương pháp bài giảng tương tác

Người hướng dẫn có thể bắt đầu phân đoạn tương tác với một trình kích hoạt tương tác để thu hút và duy trì sự chú ý của học viên.

Sau đó, người hướng dẫn kết hợp một hoạt động cho phép sinh viên áp dụng những gì họ đã học hoặc cung cấp cho họ bối cảnh cho tài liệu bài giảng sắp tới.

Khi người hướng dẫn cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng các kỹ thuật tương tác, họ có thể bắt đầu sử dụng sự kết hợp của các kỹ thuật tương tác khác nhau trong một tiết học.

2. Tầm quan trọng của bài giảng tương tác

b) Bài giảng tương tác giúp các em học sinh hiểu bài hơn

Khác với cách giảng dạy nhàm chán, việc cho phép các em học sinh được tương tác với các tài liệu học tập sẽ góp phần lớn trong việc lôi kéo sự chú ý của học sinh vào tiết học. Đồng thời, khi chúng ta cho phép học sinh được nói ra, cũng là chúng ta đang cổ vũ, khuyến khích các bạn được chủ động thể hiện bản thân, từ đó học sinh sẽ có cảm giác được công nhận, được thể hiện và chủ động chú tâm vào bài học, dễ hiểu bài hơn.

bài giảng tương tác giúp các em học sinh dễ hiểu

b) Bài giảng tương tác hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy

Việc giảng dạy quá khô khan cũng khiến giáo viên các cảm giác tụt hứng, chán nản. Thế nên khi sử dụng bài giảng tương tác, giáo viên sẽ có nhiều cảm hứng giảng dạy. Đồng thời có thể nắm bắt và kiểm soát không khí trong tiết học dễ dàng hơn.

c) Bài giảng tương tác kết nối sự giao lưu trong lớp học

Từ sự chú tâm của học sinh và cảm hứng giảng dạy của giáo viên, ta có thể thấy bài giảng tương tác sẽ giúp không khí lớp học diễn ra hài hòa hơn. Nó sẽ là yếu tố lớn góp phần kết nối giáo viên và học sinh cũng như học sinh với học sinh lại với nhau.

Bởi lẽ khi sử dụng các kỹ thuật cho phép tất cả người học tham gia, thay vì để từng người học trả lời câu hỏi khi được yêu cầu, sẽ thúc đẩy sự lưu giữ của người học và học tập các tài liệu được trình bày trong bài giảng, giúp người học thực hành phát triển các kỹ năng tư duy phản biện và cho phép người hướng dẫn đánh giá hôm đó lớp học tốt như thế nào.

3.  Xây dựng bài giảng tương tác như thế nào cho hiệu quả?

a) Một bài giảng tương tác tốt phải có đầy đủ nội dung

Điều đầu tiên, cũng là điều hiển nhiên, một bài giảng phải đảm bảo đủ các nội dung, đủ dài để truyền đạt toàn bộ kiến thức cho các em học sinh trong một tiết học thì mới được xem là một bài giảng tương tác tốt. Cụ thể hơn, bài giảng tương tác phải đảm bảo đủ các phần như giới thiệu, nội dung và kết thúc. Nội dung phải chất lượng, bám sát theo bài học, đồng thời phải có các bài tập, câu hỏi nhỏ trong suốt bài giảng để có thể “tương tác” với các em học sinh.

bài giảng tương tác cần có đầy đủ nội dung

b) Đầy đủ không có nghĩa là dài dòng

Tuy nhiên, bạn cũng không nên hiểu lầm rằng bài giảng cần phải dài nhiều trang, nội dung càng dài càng tốt. Một bài giảng tương tác quá dài dòng, lan man sẽ khiến tiết học trở nên nhàm chán, khô khan. Hãy cố gắng xây dựng một bài giảng tương tác đủ nội dung nhưng cũng ngắn gọn, câu chữ không quá nhiều để tránh khiến người xem hoa mắt.

c) Bài giảng cần có các yếu tố sinh động, mang tính giao lưu với học sinh

Vì bản chất là một bài giảng tương tác nên bạn cần xây dựng nó một cách sinh động chẳng hạn như kèm hình ảnh, video, âm thanh,… để thu hút sự chú ý của người xem, cụ thể ở đây là các em học sinh. Đồng thời, cần phải có các bài tập, các câu hỏi mang tính tương tác để tạo sự hứng thú khi học.

Bài giảng tương tác phải sinh động

4. Một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử:

a) Activ Inspire – Phần mềm thiết kế bài giảng tương tác nổi bật nhất

ActivInspire là phần mềm soạn giáo án với nhiều tính năng hiện đại hướng đến môi trường học tập thông minh trong các nhà trường. Phần mềm ActivInspire cho phép giáo viên giảng bài trên bảng trắng tương tác mang đến nhiều hoạt động bổ ích cho cả thầy và trò. Tải phần mềm ActivInspire để bắt đầu nâng cao chất lượng giáo án để bắt kịp với xu hướng trường học 4.0 hiện nay.

phần mềm soạn bài giảng tương tác Activ Inspire

b) Phần mềm Adobe Presenter

Phần mềm Adobe Presenter được phát hành bởi phần mềm nổi tiếng thế giới Adobe. Phần mềm có chức năng soạn thảo bài giảng giúp thầy cô giáo có thể dễ dàng tạo các bài giảng trực tuyến theo tiêu chuẩn về E-Learning và có thể sử dụng bài giảng để dạy và học trực tuyến thông qua Internet. Phần mềm Adobe Presenter sử dụng khả năng mạnh mẽ của Ms PowerPoint để soạn thảo các nội dung giảng dạy. 

phần mềm adobe

c) Phần mềm V-iSpring Suit

Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng trực tuyến tích hợp đa phương tiện truyền thông, có khả năng tương tác giữa người dạy và người học, tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC… 

Ngày nay, xây dựng bài giảng E-Learning là kỹ năng cần thiết đối với các thầy cô giáo để có thể theo kịp được với nền giáo dục Việt Nam đang trong qua dần hội nhập và tiếp cận với công nghệ giáo dục hiện đại.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Để lại bình luận

Bình luận của bạn sẽ bị xóa nếu nội dung không phù hợp với website, hoặc mang tính chất spam , quảng cáo.... Xin cảm ơn!